CÁC TIÊU CHUẨN CƠ BẢN CỦA MỘT NHÀ CHIM YẾN - Yến Sào Asiannest

CÁC TIÊU CHUẨN CƠ BẢN CỦA MỘT NHÀ CHIM YẾN

Want create site? Find Free WordPress Themes and plugins.

Bậc thầy dụ yến người Indonesia ông Arief Budiman là tác giả của 12 quyển sách viết về nghề nuôi yến. Nếu bạn đọc hết những quyển sách này và trải nghiệm thực tế với nhiều nhà chim yến của chuyên gia mới nổi và tự phát ở Việt Nam, mới thấy chúng ta đang giẫm lên vết xe đổ của mấy chục năm về trước mà cái nôi của nghề yến là Indonesia và Malaysia đã qua. Nghề gì mới thì chúng ta được phép sai lầm để học hỏi và thành công, nhưng với nghề dẫn dụ yến đã có từ hơn 50 năm qua được các bậc thầy viết thành sách cho chúng ta đọc vậy mà chúng ta vẫn làm sai vì không đọc thì đó gọi là sai phạm. Sai lầm thì chấp nhận được nhưng sai phạm thì không được, vì thực tế chúng ta đang đùa giỡn với tiền tỷ là tài chính của nữa đời gia chủ tích góp dành dụm mới có, để sai phạm và lấy kinh nghiệm cho riêng mình. Tôi khuyên các bạn hãy ý thức thật tốt về chuyện này.

Trích lời thầy Arief Budiman như sau Chim yến không biết bạn xây ngôi nhà nhiều tiền hay rẻ tiền, đẹp hay xấu, chúng chỉ cảm nhận khoảng không gian bạn bày trí trong nhà thật thoải mái cùng môi trường trong nhà lý tưởng thì chúng sẽ quyết định ở lại nhà bạn và sinh sản

Vậy kỹ thuật vận hành nhà yến là giữ cho môi trường nhà yến luôn ở điều kiện lý tưởng nhất cho loài chim yến qua các tiêu chuẩn sau:

1/ TC1. Nhiệt độ:

Nhiệt độ được quyết định bởi cốt cách thiết kế xây dựng ban đầu cho nhà yến của bạn phần này các chuyên gia tư vấn cho bạn nên xây dựng thế nào để cách nhiệt tốt và tránh nhiệt độ dao động quá lớn giữa ngày và đêm cho nhà chim của bạn, đồng thời khí hậu vùng miền cũng là nhân tố làm ảnh hưởng không nhỏ với sự thay đổi nhiệt độ trong nhà chim thông qua lỗ thông hơi. Hướng nhà cũng theo hướng đông tây là tốt nhất cho nhà chim nhằm tránh ánh nắng chiếu vào bức tường rộng của nhà chim.

 

 

 

 

 

2/ TC2. Độ ẩm:

Bên cạnh thiết kế xây dựng để ổn định nhiệt độ thì cái cốt của nhà yến cũng ảnh hưởng không nhỏ trong việc giữ ẩm. Tường đôi và thông hơi phù hợp là tốt nhất cho việc giữ ẩm. Dù mùa mưa hay mùa nắng cũng phải giữ mức ẩm độ giao động trong chuẩn lý tưởng của nhà chim yến.

Máy phun sương ly tâm thông dụng cho nhà yến

Cũng nói thêm về hệ thống tạo ẩm tốt nhất hiện nay, là dùng hệ thống điều khiển kích hoặc đóng mở dòng điện theo thông số độ ẩm, được cài đặt sẵn cho máy phun sương mù tạo ẩm trong nhà chim. Nhưng hiện nay rất nhiều nhà yến không lắp hệ thống điều khiển độ ẩm để tạo ẩm phù hợp cho nhà chim yến; mà vẫn còn sử dụng hệ thống tạo ẩm rẻ tiền bằng máy phun béc, với đồng hồ hẹn giờ cố định bao nhiêu phút mỗi ngày, bất kể đó là ngày nắng nóng hay mưa bão. Ẩm độ giao động quá lớn giữa ngày và đêm, giữa mưa và nắng làm cho nhà bạn không còn lý tưởng để chim ở nữa. Dù nhà bạn hiện thời có chim sinh sống nhưng chắc chắn tỷ lệ tăng đàn rất chậm vì chim con sinh ra đi nhiều hơn ở lại. Nếu có một nhà yến được kiểm soát ẩm độ thật tốt gần đó thì chim con nhà bạn mất đi rất nhiều là điều không tránh khỏi. Vậy bạn nhất định phải có hệ thống này và hiểu rõ cách vận hành nó một cách chuyên nghiệp xuyên suốt về sau, nếu bạn không muốn nhà chim của mình tăng đàn quá chậm.

Bạn vẫn có thể dùng hệ thống phun béc cho nhà chim yến có bộ kích hoạt bằng điều khiển độ ẩm. Tuy nhiên vấn đề nước bị đọng trong nhà gây ra nhiều hệ lụy là chuyện đương nhiên. Chính vì thế mà kỹ thuật mới nhất hiện nay ít ai dùng hệ thống phun béc.

Thêm nữa, nếu quản lý độ ẩm không đúng chuẩn, thì gỗ nhà yến sẽ dễ bị nấm móc và dù có dùng hóa chất để trị nấm móc thì khả năng nấm móc sẽ quay trở lại là điều không tránh khỏi. Đã có rất nhiều nhà chim đang gặp phải trường hợp này. Cho nên để không phải tốn kém chi phí cũng như công sức thì ngay từ đầu bà con mình cố gắng quản lý thật tốt độ ẩm, “ phòng bệnh hơn trị bệnh”.

Lưu ý: Giai đoạn dụ yến thì không dùng ẩm, đặt biệt giai đoạn đầu chưa dụ đủ 200 chim.

3/ TC3. Mùi sinh cảnh: Có thật sự cần thiết???

Xin nói lại rằng chim mới vào ở nhà của bạn thì 99% là chim con, từ trong trứng nở ra khỏi vỏ chúng đã quen với mùi sinh cảnh trong nhà của chúng. Nhà mới của bạn vốn rất rộng thoáng không chật chội mà có thêm mùi sinh cảnh giống nhà chúng đang ở thì còn lý tưởng nào bằng, quyết định lưu lại trong nhà bạn là hợp lý. Tuy nhiên mùi sinh cảnh là gì và làm thế nào tạo mùi sinh cảnh ổn định và hấp dẫn chim con mới đến?

Trong nhà chim thành công bao giờ cũng có mùi phân chim, mùi lông chim phân hủy, mùi chim chết, mùi trứng thối và cả mùi tổ chim thối rữa, nhưng thật sự có cần mùi dụ chim cho những nhà chim mới hay không???. Phần nhiều các bạn kỹ thuật tự phát thường chỉ dùng một mùi đặc trưng nào đó trong 5 loại mùi trên, hoặc pha tạp nhiều loại để tạo mùi sinh cảnh lý tưởng là điều không thể, vì thế mà chim lưu trú trong nhà bạn rất ít mặc dù trước đó có hàng nghìn con đến chơi. Đây là điểm khác biệt đẳng cấp kiến thức chuyên môn giữa chuyên gia này và chuyên gia khác trong việc kích thích dụ chim về nhà mới của bạn được nhiều hay ít trong giai đoạn đầu tiên. Chỉ cần số lượng hơn nhau một con thôi thì sau 1 đến 2 năm nhà bạn thua xa nhà người khác nếu tính theo hệ số tăng đàn.

(Nguồn: yensaokhanhhoa)

Tuy vậy kỹ thuật Asiannest khuyên bạn không nên dùng mùi trong giai đoạn dụ chim, vừa giảm được chi phí vừa không phải sai phạm trong cách dùng mùi dẫn đến nhà chim thất bại.

Hệ thống thông hơi chỉ thật sự cần hoạt động tốt khi mật độ nhà chim lên đến hàng ngàn con, thì lúc bấy giờ mới cần cân bằng lượng oxi trong và ngoài nhà chim để thông thoáng, giảm ngột ngạc cho chim.

Lưu ý: chỉ cần khoảng 30% hệ thống thông hơi hoạt động trong năm đầu tiên.

4/ TC4. Tiếng chim và âm lượng.

Như thông tin tôi nêu ở giai đoạn 1; chim mới vào nhà bạn chắc chắn chúng rất e dè và luôn ở trạng thái thăm dò, chúng ngủ ở loa dẫn vì chính tiếng loa dẫn (giống tiếng loa phóng ngoài trời) thu hút chúng bay đến và đưa chúng vào nhà bạn nên là vào cũng như ra, chúng sẽ theo tiếng đó, thậm chí ngủ ở cửa chuồng lượn, qua camera thấy hiện tượng này lập tức chủ nhà yến cho rằng mình nên chỉnh volume hay thay đổi tiếng loa để hút chim vào trong, sai lầm đấy nhé bạn. Ngay sau khi đổi tiếng loa dẫn là chim bất an và bỏ đi mất. Vì vậy tôi khuyên bạn nên giữ nguyên hiện trường không dược thay đổi gì hết khi nhà có chim vào ở, vì vốn chim ở lại nhà bạn là chúng thích tiếng chim bạn đang phát đó thôi.

Hiện nay có nhiều loại tiếng chim rất hay rao bán trên mạng có giá hàng triệu đồng nhưng tôi khuyên bạn đừng thay đổi tiếng chim cho nhà bạn nếu ngay từ đầu bạn đã sử dụng tiếng khác mà bạn cho rằng nó không hay và kết quả là có chim về ở. Ngay khi bạn thay tiếng mới lập tức có rất nhiều chim bay đến và nhìn hiện tượng này bạn tưởng là tiếng mới tốt hơn nhưng thật ra chim nghe tiếng lạ so với tiếng quen trước đó nên chúng bay đến y chang giai đoạn 1 tôi viết bên trên, rồi đâu cũng vào đấy thôi, vài ngày sau đó chúng cũng không thèm đối hoài gì đến nữa, nhưng hậu quả là mất chim cũ đang ở, mà chim mới thì không thấy mấy con.

5/ TC5, Thông hơi

Nói đến lỗ thông hơi cho nhà chim làm tôi nhớ đến sự thất bại ê chề của nhiều ngôi nhà tiền tỷ được bố trí lỗ thông hơi làm 2 hàng mỗi tầng với kích cỡ lỗ thông dầy đặt vì bản thân người thi công cho nhà yến của bạn cũng không hiểu chức năng, số lượng phù hợp với diện tích cụ thể và tại sao phải có lỗ thông hơi. Nên thường dùng từ vựng rất sai chuyên môn đó là “thông gió”, chính vì hiểu sai chức năng nên rất nhiều nhà chim được gắn các thiết bị thông gió rất tuyệt vời đón được rất nhiều gió vào nhà và kết quả là ít chim hoặc không có chim. Xin thưa nhà bạn càng bố trí nhiều lỗ thông hơi thì hiệu quả dụ chim giai đoạn 1 càng kém và việc giữ cho môi trường lý tưởng trong nhà bạn cũng rất khó vì ẩm độ và nhiệt độ thay đổi nhanh, mùi bầy đàn vừa phun buổi sáng thì buổi chiều đã không còn. Chính vì lẽ đó chuyên gia dụ yến thường bịt bớt số ống thông hơi trong nhà yến của bạn ở giai đoạn 1, và dĩ nhiên bạn cần hiểu lý do và khi nào mới cần tới.

Bạn cần hiểu rõ chức năng của lỗ thông hơi là giúp cân bằng oxy giữa trong nhà chim và ngoài môi trường, khi mật độ chim trong nhà bạn đạt đến mức tốt nhất thì sự mất cân bằng oxy xảy ra, lúc đó chim con trong nhà bạn bỏ đi nhiều hơn là ở lại nếu thông hơi không tốt. Một số nhà chim thành công đạt mức 20kg/tháng/300m2 sàn mà trước và sau chỉ vài lỗ thông hơi như những ngôi nhà liền kề mà tôi biết ở khu vực Bình Dương. Trong khi đó những ngôi nhà đơn lập bố trí gấp 20 lần ống thông hơi so với nhà yến thành công tôi vừa nói thì lại rất ít chim.

Rất nhiều bạn gọi điện hỏi tôi thế này: lỗ thông hơi so le của tường đôi thì tốt hơn hay lỗ thông hơi trực tiếp bằng ống nhựa qua 2 bức tường thì tốt hơn? Tôi xin giải thích cụ thể như sau:

Thông hơi so le hay thông hơi trực tiếp đều có cùng chức năng là thông hơi cho nhà chim, điểm tốt của thông hơi so le là hãm ánh sáng tốt hơn thông hơi trực tiếp, điểm yếu của nó là hơi nóng gia nhiệt giữa 2 bức tường vô tình đẩy hết vào trong nhà chim.

(Nguồn: mayphunsuong.org)

Còn thông hơi trực tiếp thì hãm ánh sáng kém nhưng tránh hút hơi nóng trong bức tường mà lấy trực tiếp từ ngoài vào. Vậy tùy vào hướng nhà chim nằm trên đất của bạn mà chuyên gia kỹ thuật sẽ quyết định bạn nên áp dụng loại nào. Nếu nhà bạn nằm hướng đông tây, nghĩa là chỉ một bức tường ngắn là chiều ngang của nhà yến hứng ánh nắng mặt trời thì không lo ngại nhà yến bị nóng, vậy nên chọn lỗ thông hơi so le để hưởng được phần ưu điểm của nó. Còn nếu nhà bạn nằm những hướng còn lại thì chắc chắn 1 bên bức tường chiều dài ngôi nhà bạn hứng trọn ánh nắng hướng tây thì tốt nhất bạn không nên chọn thông hơi so le tránh nhà yến bị nóng.

Bên trên là một số thông tin căn bản nhất giúp những người chuẩn bị đầu tư nhà yến hiểu biết cơ bản và sáng suốt với quyết định của mình. Riêng những chủ nhà yến còn thiếu kinh nghiệm sẽ yên tâm và tự tin vận hành nhà yến.

6/ TC6, Độ tối

Độ tối trong một nhà chim rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng dụ chim, vì theo tập tính của loài chim yến thì độ tối trong môi trường sống của chúng là hết sức cần thiết. Vậy độ tối như thế nào là đạt chuẩn? Theo kinh nghiệm của các chuyên gia có tầm trong nghề yến, thì cách ta kiểm tra độ tối trong nhà yến đơn giản nhất là đứng vào trong sàn yến đưa bàn tay ra phía trước mà không nhìn thấy được bàn tay là đạt chuẩn. Mặc dù các tiêu chuẩn còn lại điều đạt nhưng độ sáng quá nhiều thì khả năng dụ chim vẫn bị giảm. Điều này giải thích cho lý do tại sao các nhà yến của những chuyên gia có tầm trong nghề yến điều thiết kế các cửa chuồng lượng, cửa thông tầng lệch góc nhau để tạo ra khoảng tối lý tưởng cho buồng chim yến. Nên nhớ mỗi một tiêu chuẩn không đạt điều gây ảnh hưởng đến khả năng dụ chim về nhà mới. Trong một chuyến đi sửa chữa nhà yến cho bà con, tôi vừa bước vào nhà chim thì mọi thứ điều ổn chỉ duy nhất ánh sáng quá nhiều đã làm cho nhà chim thất bại. Mong bà con lưu ý.

7/ TC7, Đường dẫn chim

Đường dẫn chim cũng là một tiêu chuẩn khá là quan trọng và không được phép bố trí sai, vì tôi cũng đã từng giải đáp qua điện thoại cho một khách hàng xây nhà chim yến với đầy đủ các thông số kỹ thuật điều đạt nhưng vẫn không có chim về ở sau nhiều tháng mở loa. Đến khi tôi trực tiếp đến nhà chim yến để kiểm tra thì mới nhìn thấy quá rõ điểm sai nằm tại đường dẫn chim. Một nhà chim với đầy đủ âm thanh, nhiệt độ, độ ẩm, mùi sinh cảnh đạt chuẩn nhưng tại sao chim không ở lại, đơn giản đường dẫn chim chưa hoàn thành được hết trách nhiệm đưa chim vào tận sàn thì làm sao chim biết được bên trong sàn có gì lý thú đâu mà ở lại.

Đường dẫn có nhiệm vụ hướng lối cho chim yến vào tận sàn nhà yến của mình, nếu không biết cách bố trí hợp lý thì chim không biết được lối vào nhà chim thì làm sao chúng ta dụ được chúng. Đây là lý do giải thích cho trường hợp chim bay ra bay vào nhà chim nhưng chỉ đảo quanh chuồng lượng rồi lại bay ra, vì sau khi chim bay vào chuồng lượng với tốc độ không đến 0.3 giây chim yến có thể bay được 10-20m mà không định hình được lối bay tiếp theo ắc hẳn chúng lượng 1 vòng rồi bay ra ngoài. Đường dẫn là cần bố trí thật phù hợp, loa hướng về cửa chim với lượng loa càng nhiều càng tốt nối tiếp liên tục nhau, khi chim bay vào sẽ theo âm thanh loa dẫn để bay sâu vào tận sàn nhà yến.

Chim bay vào lại đi ra đồng nghĩa chim bay vào mà không biết bay đi đâu. Bà con cần lưu ý vấn đề này.

Bên trên là 7 tiêu chuẩn căn bản nhất không thể thiếu cho một nhà chim yến, (bên cạnh đó còn có một số tiêu chuẩn phụ tôi sẽ đề cập phía dưới đây). Một trong 7 tiêu chuẩn trên không đạt đồng nghĩa với việc dụ chim vào nhà yến sẽ trở nên khó khăn và gần như thất bại. Đây là một số thông tin căn bản nhất tôi xin chân thành chia sẻ với tất cả những người anh em kỹ thuật mới nổi, cũng như những chủ nhà chim mới xây biết được nguyên nhân chính tạo ra căn bệnh cho nhà chim của mình là tại sao chim đến rất nhiều nhưng không lưu trú lại; những chủ nhà yến còn thiếu kinh nghiệm sẽ yên tâm và tự tin vận hành nhà yến. Riêng những người chuẩn bị đầu tư nhà yến sẽ nắm được những hiểu biết cơ bản và sáng suốt với quyết định của mình. Nếu anh em muốn tìm hiểu chuyên sâu và chi tiết về những vấn đề trên thì có thể gọi điện đến số tổng đài công ty 0393 666 119 để đặt lịch với kỹ thuật để được tư vấn miễn phí.

Những yếu tố phụ:

  1. Chiều cao của sàn chim tính từ mặt đất đến lam làm tổ ít nhất là 3m, nếu thấp hơn thì khả năng thành công của nhà chim sau 4-5 năm sẽ kém, vì sau 5 năm thì mật độ chim sẽ thay đổi, chim tăng đàn liên tục, và nếu sàn quá thấp thì đường bay của chim sẽ bị hạn hẹp và chim sẽ có cảm giác không gian của chúng bị chật hẹp dẫn đến chim con sinh ra sẽ không ở lại mà tìm nơi ở mới. Đây là những kinh nghiệm được đúc kết từ những chuyên gia đầu ngành, chứ tôi không hề nói bằng sự tưởng tượng của mình, với tôi thì những gì người ta đã nghiên cứu qua và cho kết quả tối ưu nhất thì tôi sẽ áp dụng chứ không mất thời gian để tiếp tục thử nghiệm chúng, thay vì dùng thời gian tìm tòi học hỏi những cái mới để tạo dựng những nhà chim hoàn mĩ hơn. Nếu bạn đã chấp nhận đầu tư thì nên đầu tư nhà yến có độ cao sàn trên 3m là tốt nhất, vì bạn nên nghĩ đến mật độ chim từ năm thứ năm trở đi.
  2. Chiều dài và chiều rộng của nhà chim nó cũng giống như tiêu chuẩn độ cao. Chiều dài thường nó giúp cho chim có nhiều diện tích để ở, còn chiều rộng thì tôi khuyên bạn nên đạt được trên 5m và tối thiểu cũng phải được 4m, để nhà chim của mình rộng thoáng tối ưu hơn, tạo đường bay lý tưởng cho chim. Còn chiều rộng hẹp hơn 4m sẽ làm hạn hẹp đến vòng lượng của chim, chim sẽ bay theo trạng thái lượng vài vòng nhưng chưa lượng đủ 1 vòng thì đã va chạm vào tường, khi đấy chim sẽ cảm thấy lo lắng, cảm thấy ngột ngạc và chật chội, đặc biệt là những con chim non mới tập bay thì chắc chắn bị va chạm vào tường là không tránh khỏi, vì chim con còn non chưa đủ điêu luyện để lượng 1 vòng quá nhỏ. Nói chung là chiều ngang và chiều rộng của nhà chim nó có mối tương quang với độ cao của sàn, bà con cần lưu ý khi chọn diện tích làm nhà chim.
  3. Chiều cao của chuồng lượng (tum): rất nhiều người nhầm rằng chiều cao của chuồng lượng càng cao càng tốt, và đã làm chuồng lượng rất cao trong khi sàn chim thấp tè dưới đất, khoảng cách từ lỗ chim bay vào đến cửa buồng chim gần cả 10m, vì họ cho rằng chuồng lượng càng cao thì sẽ càng dụ được nhiều chim. Nhưng họ thật sự sai lầm, nếu cửa chuồng lượng cao chót vót mà sàn chim thấp tè dưới đất cộng với đường dẫn chim tốt thì tôi không nói gì; nhưng nếu đường dẫn của bạn kém thì khả năng dụ chim sẽ bị ảnh hưởng lớn. Theo khảo sát thì giữa 2 nhà chim có đầy đủ các tiêu chuẩn đường dẫn như nhau nhưng khác nhau ở chiều cao chuồng lượng; một là chuồng lượng gần với sàn chim và hai là nhà chim có chuồng lượng rất sâu với sàn chim. Thì khả năng dụ chim của nhà chim thứ nhất là chuồng lượng gần với sàn chim có kết quả dụ chim tốt hơn. Mặc dụ nhà bạn có 1 sàn duy nhất và sung quanh không có nhiều cây cao thì bạn nên làm nhà chim có chuồng lượng có chiều cao vừa đủ tầm 3m trở lại. Bà con cần lưu ý vấn đề này, đặc biệt giai đoạn dụ chim ban đầu thì có rất nhiều nhà chim dụ chim rất chậm là do chim sợ bay sâu vào nhà chim với 1 cảm giác không an toàn.

Còn rất nhiều tiêu chuẩn cho một nhà yến lý tưởng đang được viết riêng trong quyển KỸ THUẬT DẪN DỤ YẾN dành riêng cho các bạn chuyên môn kỹ thuật xây dựng và những người quan tâm muốn hiểu nhiều hơn về nghề dụ yến. Quyển sách này sẽ được ra đời trong thời gian sớm nhất.

Kính chúc cộng đồng nghề dẫn dụ yến sớm chuyên nghiệp và thành công.

Tác giả: Phòng Kỹ thuật dẫn dụ yến của công ty TNHH yến sào Asiannest.

Liên hệ

Did you find apk for android? You can find new Free Android Games and apps.

9 comments for "CÁC TIÊU CHUẨN CƠ BẢN CỦA MỘT NHÀ CHIM YẾN"

  1. huynh phuong toan
    Tháng Tư 18, 2019 at 01:06 chiều

    mình mới ra làm kt mong được a hỗ trợ thêm

    • YẾN SÀO ASIANNEST
      Tháng Tư 20, 2019 at 01:03 sáng

      Chào anh, thông tin của anh Asiannest đã ghi nhận. Anh vui lòng cung cấp thông tin số điện thoại hoặc gọi trực tiếp đến đường dây nóng của công ty để bên kỹ thuật hỗ trợ anh.

  2. Nguyễn tấn thành
    Tháng Năm 01, 2019 at 07:25 sáng

    Bên công ty có thi công nhà yến không vậy ? Mình tính làm khu vực trảng bàng tỉnh tây ninh . Đt liên hệ 0918200686

    • YẾN SÀO ASIANNEST
      Tháng Năm 02, 2019 at 03:00 sáng

      Asiannest đã tiếp nhận thông tin. Nhân viên tư vấn sẽ liên hệ với anh ngay.

  3. Đặng Hữu Khiêm
    Tháng Mười Một 05, 2021 at 06:39 sáng

    Mình cần đặt mua thiết bị cho nhà yến và mùi tạo sinh cảnh, khử độc cho nhà yến không đạt Sđt 0868555553

  4. Đặng Hữu Khiêm
    Tháng Mười Một 07, 2021 at 12:53 sáng

    Mình mới làm kỹ thuật dc 3 năm, thấy kinh nghiệm của quý Cty vô cùng chuẩn xác và thực tế
    Mình rất mong dc học tập và hỗ trợ SDT 0868 555553-094 7204499

    Trân trọng!

  5. le van chien
    Tháng Ba 11, 2023 at 06:40 sáng

    mình tìm hiểu chi phi đầu tư nhà yến. xin hãy tư vấn

  6. Lê Trung
    Tháng Ba 30, 2023 at 04:20 sáng

    Mình đang tìm hiểu để đầu tư nhà yến. Nhờ cty hỗ trợ tư vấn. Mình ở thành phố Kon Tum tỉnh Kon Tum ah

  7. Nguyễn Vũ Phúc
    Tháng Bảy 18, 2023 at 06:12 sáng

    Cần tư vấn cải tạo nhà vườn cấp 4 DT 100m2 thành nhà nuôi chim yến, Đt: 0395571234

Leave a Reply YẾN SÀO ASIANNEST Cancel reply

Scroll
0904792800
Power by

Download Free AZ | Free Wordpress Themes